CHIA SẺ Hướng dẫn chơi game TS2009

Chào các bạn,

hôm nay mình lập chủ đề này để hướng dẫn các bạn cách chơi game TS2009, giải đáp các thắc mắc của các bạn trong game. Và đặc biệt là chia sẻ những kiến thức thực tế về lái tàu ở Việt Nam :D :D

Mở đầu chủ đề mình xin đăng clip đầu máy D19E-914 kéo tàu SE6 từ Sài Gòn về đến ga Ninh Bình, đậu trên đường sắt số 1 :D

 
Cùng tìm hiểu về quy trình điều hành chạy tàu qua bài báo sau:

Nghề ngăn tàu hỏa... đâm nhau

Là công việc “bàn giấy”, nhưng nghề điều độ đường sắt lại đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quy phạm, đồng thời phải rất nhạy bén, phản ứng nhanh. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, có thể hai đoàn tàu sẽ đâm nhau...

Tổng chỉ huy “online” của các đoàn tàu hỏa

Có mặt tại Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt, chứng kiến mỗi điều độ viên một phòng đang “hò hét” với máy điện thoại, tay bút, tay thước ghi chép, kẻ vẽ trên biểu đồ chạy tàu bằng khổ giấy A0 nhằng nhịt đường lên đường xuống, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. “Anh em đang điều hành hiện trường đấy”, Phó giám đốc Trung tâm Đỗ Viết Hoàn giới thiệu.

Đúng là “online” thật, nhưng bằng điện thoại đường sắt. Thay vì màn hình hiển thị cho họ biết tình hình thực tế tàu trên đường thế nào là cái bàn giấy, thay vì cái tai nghe kèm micro là điện thoại đường sắt phát loa ngoài. Anh Lê Anh Chiến, Tổ trưởng một ban sản xuất - người đã có 18 năm kinh nghiệm trong nghề điều độ đường sắt chia sẻ: “Chúng tôi phải nắm chắc quy trình quy phạm, các nguyên tắc cũng như tất cả thông tin: kế hoạch sản xuất khi nhận ban, thông tin thực tế từ hiện trường để đưa ra mệnh lệnh sản xuất hợp lý, đảm bảo chạy tàu thông suốt, an toàn”.

Theo Phó giám đốc Đỗ Viết Hoàn, trên mỗi tuyến đường chỉ có duy nhất một điều độ viên chỉ huy và chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chạy tàu. Điều độ viên phải đối mặt với khối lượng lớn thông tin để đảm bảo kế hoạch tổ chức chạy tàu, tránh vượt tàu khách, tàu hàng; Chỉ huy các đơn vị hiện trường thực hiện tác nghiệp đón, trả khách, dồn dịch, cắt móc toa xe, dồn cấp xe xếp, xe dỡ tàu hàng… theo biểu đồ chạy tàu kế hoạch. Đồng thời, điều độ viên phải theo dõi, bám sát hành trình các đoàn tàu để chỉ đạo lái tàu, trưởng tàu, nhân viên nhà ga, đảm bảo tàu khách đi đến đúng giờ; Căn cứ thực tế hành trình các đoàn tàu để xây dựng kế hoạch giai đoạn và chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc các ga thực hiện.

Khi xảy ra sự cố gián đoạn chạy tàu, điều độ viên sẽ ban hành mệnh lệnh cho các đơn vị tham gia phối hợp giải quyết, khôi phục giao thông nhanh nhất nhưng phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho hành khách, hàng hóa. Anh Chiến tâm sự: “Sợ nhất là tai nạn đường sắt nghiêm trọng, gây ách tắc đường, phá vỡ biểu đồ chạy tàu. Ngồi một chỗ thật nhưng điều độ viên lại phải chỉ đạo dừng các tàu trên tuyến hợp lý, đồng thời chỉ huy tổ chức cứu viện tai nạn, khôi phục lại biểu đồ chạy tàu, điều chỉnh kế hoạch chạy tàu phù hợp với tình hình mới”.

54-1815.jpg

Tàu qua cầu Nam Ô, Đà Nẵng - Ảnh: Ngô Vinh
Không có cơ hội sửa sai

“Nếu không có tinh thần trách nhiệm cao, không có tình yêu nghề sẽ khó mà làm được nghề này, áp lực lắm”, anh Hoàn nói. Với công nghệ chạy tàu đường đơn như hiện nay, công việc thực hiện thủ công, chủ yếu trông chờ vào sự phán đoán, nhanh nhạy và xử lý nhanh của điều độ viên nên nếu “non” tay nghề hay không trách nhiệm rất dễ xảy ra tai nạn, sự cố chạy tàu do chủ quan. Do đó, điều độ viên luôn đối diện với áp lực không được để xảy ra sai sót, vì họ không bao giờ có cơ hội sửa sai.

Họ phải làm việc 12 giờ/ban, kể cả thời gian giao nhận ban là 13 giờ. Ngày cũng như đêm, 12 giờ không nghỉ, phải luôn tỉnh táo, tập trung cao độ “ôm” điện thoại để nắm bắt thực tế hiện trường, cập nhật vào biểu đồ chạy tàu và đưa ra các chỉ đạo điều hành, phương án xử lý. Việc ăn giữa ca cũng phải thực hiện theo kiểu “du kích” vừa làm vừa ăn. 12 giờ ấy là khoảng thời gian cực kỳ căng thẳng, thấp thỏm vì các sự cố chạy tàu, nhất là trong thực tế TNGT đường sắt diễn biến phức tạp như hiện nay. Chỉ cần tàu chậm so với lịch trình, chưa thấy ga báo tàu qua là điều độ viên phải gọi hỏi ga, hỏi trưởng tàu ngay để sẵn sàng phản ứng nhanh.

Khi mục sở thị nơi làm việc của điều độ viên, trò chuyện với các anh theo kiểu “hỏi nhanh, đáp gọn” vì câu chuyện liên tục bị đứt mạch bởi tiếng chuông điện thoại từ các ga thông báo tàu qua, hỏi kế hoạch tiếp theo, rồi điều độ viên chỉ đạo sản xuất, chúng tôi đã hiểu câu nói của anh Hoàn: “Không yêu nghề này, không làm được!”.

Mỗi tuyến mà điều độ viên phụ trách có khoảng 20 ga, nghĩa là phải liên lạc thường xuyên với khoảng 20 trực ban chạy tàu/ban, mỗi trực ban chạy tàu lại liên lạc điều độ khi có tàu qua hoặc xin chỉ đạo tiếp theo, mà hàng ngày có hàng chục chuyến tàu. Bây giờ chất lượng thông tin liên lạc tốt hơn so với trước kia sử dụng thiết bị của Trung Quốc sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ trước. “Trao đổi với anh em ở hiện trường mà cứ phải quát lên, thành ra sinh cái “tật nói to”, nói nhiều, khó tính, cáu bẳn… Nói thật, nhiều khi đem cả cái tính xấu trong công việc ấy về nhà, may mà vợ con thông cảm”, một điều độ viên tâm sự.

“Công việc áp lực, căng thẳng, thu nhập của “tổng chỉ huy” đảm bảo hoạt động thông suốt cả một mạng lưới đường sắt trải dài từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi lên miền ngược ra sao?”, tôi hỏi. Phó giám đốc Đỗ Viết Hoàn chia sẻ: “Anh em vất vả thế nhưng nói thật, chỉ trông vào đồng lương, ngoài ra không còn khoản thu nhập nào khác. Vì được xác định là công việc nặng nhọc bậc 5 nên anh em hưởng lương chuyên viên”. Anh Hoàn lấy ví dụ: “Một số anh em có thâm niên làm việc, bình quân cả thưởng ngày lễ, Tết, thi đua trong năm cũng được khoảng 8 triệu đồng/tháng. Còn anh em trẻ, lương chỉ ba, bốn triệu, lại xa gia đình, với đủ thứ chi phí nên cuộc sống còn nhiều khó khăn lắm!...”.


 
LÁI TÀU CÓ CẦN VÔ LĂNG KHÔNG? (carina - otofun.net)

Vụ này e biết vì có một lần được nhảy lên ca-bin tàu Thống Nhất, đầu Đổi Mới. Loại này có 2 xế: 1 chính và 1 phụ. Ca-bin hẹp lắm ạ và không có toa-lét đâu nhé, các bác tài có nhu cầu thì đợi...ga sắp đến. Ngay đằng sau mấy tài xế là buồng máy có cửa ra vào. Lái tàu cũng có vô-lăng như ô tô, nhưng mà bé tẹo, đường kính chỉ 1 gang tay, và cái chức năng của cái vô-lăng này lại là tăng và giảm tốc độ. Dưới chân cũng có bàn đạp, nhưng không phải để phanh mà để chống buồn ngủ- bác tài để chân vào đấy, hễ mà buồn ngủ nới chân ra là nó rung để cảnh báo. Cái vô lăng đây.

images312787_hiem3.jpg

Tóm lại đối với các bác xế tàu, nhiệm vụ chính là kiểm soát tốc độ của tàu cho đúng với lịch trình. Cái này qui định ngặt nghèo lắm: đoạn nào được chạy 80km/h; đoạn nào chỉ còn 20km/h...nếu như chạy quá chỉ vài km/h là bị bắn tốc độ ngay. Không có CSGT như đường bộ nhưng có hộp đen, về thanh tra ngành sẽ kiểm tra, phát hiện ra là kỷ luật liền. Trong trường hợp gặp vấn đề khách quan mà tàu chậm thì các bác tài phải xin phép về trung tâm,lựa đoạn nào đường tốt thì phóng nhanh lên để bù giờ, đảm bảo lịch chạy tàu. Vì rằng đường sắt là độc đạo, nếu như tàu này chậm thì sẽ ảnh hưởng đến những chuyến tàu khác.

Về lí thuyết thì cái đầu tàu đổi mới phóng được lên đến 120km/h, song đấy là nếu phóng ở đường sắt khổ 1m2; còn do đường sắt B-N chỉ có khổ 80cm, nên tốc độ tối đa cũng chỉ là 80km/h (ở những đoạn đẹp nhất do Nhật tài trợ).

Tàu chạy theo ray, ray cong thì chạy cong, ray thẳng thì chạy thẳng. Vì thế nên việc rẽ trái, rẽ phải không phải do lái tàu mà do mấy bác gác ghi tàu. Các bác ý sẽ bẻ trước khi tàu vào để chuyển hướng. Tài xế tàu còn có nhiệm vụ là kéo còi và phòng chống tai nạn có thể xảy ra. Cái này do xế chính và xế phụ tự nhắc nhau, Chủ yếu là do xế phụ ngồi quan sát và hô: chuẩn bị vào đường cong, chuẩn bị đường cắt ngang- kéo còi... thì xế chính kéo còi;

Còn cái nữa là mỗi cặp xế chính phụ chỉ lái một cung đường sắt nhất định. Ví dụ như chỉ lại chặng Hà Nội-Nghệ An, đến ga Vinh thì cặp này nhảy xuống nghỉ ngơi, sau đó nhận chuyến tàu ngược lại chạy về ga Hàng Cỏ. Còn từ Vinh đi Quảng Bình, Huế... thì lại cặp khác lên thay.
 

ngocquangyeu

New member
LÁI TÀU CÓ CẦN VÔ LĂNG KHÔNG? (carina - otofun.net)

Vụ này e biết vì có một lần được nhảy lên ca-bin tàu Thống Nhất, đầu Đổi Mới. Loại này có 2 xế: 1 chính và 1 phụ. Ca-bin hẹp lắm ạ và không có toa-lét đâu nhé, các bác tài có nhu cầu thì đợi...ga sắp đến. Ngay đằng sau mấy tài xế là buồng máy có cửa ra vào. Lái tàu cũng có vô-lăng như ô tô, nhưng mà bé tẹo, đường kính chỉ 1 gang tay, và cái chức năng của cái vô-lăng này lại là tăng và giảm tốc độ. Dưới chân cũng có bàn đạp, nhưng không phải để phanh mà để chống buồn ngủ- bác tài để chân vào đấy, hễ mà buồn ngủ nới chân ra là nó rung để cảnh báo. Cái vô lăng đây.

images312787_hiem3.jpg

Tóm lại đối với các bác xế tàu, nhiệm vụ chính là kiểm soát tốc độ của tàu cho đúng với lịch trình. Cái này qui định ngặt nghèo lắm: đoạn nào được chạy 80km/h; đoạn nào chỉ còn 20km/h...nếu như chạy quá chỉ vài km/h là bị bắn tốc độ ngay. Không có CSGT như đường bộ nhưng có hộp đen, về thanh tra ngành sẽ kiểm tra, phát hiện ra là kỷ luật liền. Trong trường hợp gặp vấn đề khách quan mà tàu chậm thì các bác tài phải xin phép về trung tâm,lựa đoạn nào đường tốt thì phóng nhanh lên để bù giờ, đảm bảo lịch chạy tàu. Vì rằng đường sắt là độc đạo, nếu như tàu này chậm thì sẽ ảnh hưởng đến những chuyến tàu khác.

Về lí thuyết thì cái đầu tàu đổi mới phóng được lên đến 120km/h, song đấy là nếu phóng ở đường sắt khổ 1m2; còn do đường sắt B-N chỉ có khổ 80cm, nên tốc độ tối đa cũng chỉ là 80km/h (ở những đoạn đẹp nhất do Nhật tài trợ).

Tàu chạy theo ray, ray cong thì chạy cong, ray thẳng thì chạy thẳng. Vì thế nên việc rẽ trái, rẽ phải không phải do lái tàu mà do mấy bác gác ghi tàu. Các bác ý sẽ bẻ trước khi tàu vào để chuyển hướng. Tài xế tàu còn có nhiệm vụ là kéo còi và phòng chống tai nạn có thể xảy ra. Cái này do xế chính và xế phụ tự nhắc nhau, Chủ yếu là do xế phụ ngồi quan sát và hô: chuẩn bị vào đường cong, chuẩn bị đường cắt ngang- kéo còi... thì xế chính kéo còi;

Còn cái nữa là mỗi cặp xế chính phụ chỉ lái một cung đường sắt nhất định. Ví dụ như chỉ lại chặng Hà Nội-Nghệ An, đến ga Vinh thì cặp này nhảy xuống nghỉ ngơi, sau đó nhận chuyến tàu ngược lại chạy về ga Hàng Cỏ. Còn từ Vinh đi Quảng Bình, Huế... thì lại cặp khác lên thay.
Tôi chỉ bổ sung cho bạn thế này, chắc vì bạn không làm ngành nên chỉ bổ sung thôi. Vô lăng thực chất nó là cần số tiến và lùi. khổ đường toàn đường sắt việt nam là 1000mm không có 80cm hay 1m2 gì nhé. Ngoài ra có khổ 1435mm là khổ tiêu chuẩn thế giới chạy tàu tuyến từ gia lâm đi các tuyến phía tây
 

jamejamejame

New member
bác nào chỉ em cách nhìn xung quanh trong đầu máy với, em chỉ nhìn đc mỗi hướng trước(ts2015)
 
bác nào chỉ em cách nhìn xung quanh trong đầu máy với, em chỉ nhìn đc mỗi hướng trước(ts2015)

Bạn sử dụng phím mũi tên để chỉnh hướng nhìn, hoặc đổi sang các hướng cố định khác bằng cặp phím [ ] nhé.

Hiện tại mình đang xây dựng bộ khung thời gian chạy tàu cho các bạn, tầm mai là xong :D

Mình thiết kế khung giờ cho tuyến Nha Trang - Sài Gòn với ram tàu trắng mới như thực tế luôn.
 
Dưới đây là bảng chạy tàu do mình thiết lập để chạy trong game :D Vào game cứ nhìn bảng này mà lên lịch chạy và canh giờ kiểm tra tàu đang đến đâu.

Trong đó giờ tàu đến là tính từ lúc đón tàu cách ga 200-300m.

Vì thời gian có hạn nên mình chỉ thiết kế 2 đôi tàu SNT1/2 và SNT3/4. Mình thấy thích nhất khi thiết kế bảng này là tàu SNT3 và SNT4 sẽ gặp nhau tại ga Biên Hòa, tức là ga Biên Hòa đón cùng lúc đôi tàu này :D

Mình có cắm lại tốc độ chạy tàu nên các bạn đem về áp dụng sẽ không giống như thế: tốc độ vào-ra ga là 30kmh, tốc độ thông qua ga là 50kmh, các khu đoạn khác thì tùy, cao nhất là 100kmh và thấp nhất là đổ dốc Dầu Giây 20kmh.

Bảng dưới này chỉ là 1 phần của game, ngoài ra mình còn có nhiều thông số khác phải ghi chép như là thời gian kéo tàu ra bãi đỗ và thời gian lập tàu để chuẩn bị chạy, đổi đầu thay máy kéo, v.v.v Lúc nào rảnh mình sẽ hướng dẫn chi tiết hơn cho các bạn tham khảo ngâm cứu game này, rất hay :D

37033226063_7fa6fa6af3_o.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình đang sơn lại ram tàu mới 5 sao để chuẩn bị chạy hê hê, bạn nào đam mê đường sắt thì cùng tham gia thảo luận cho vui nha.

40116290374_e39e51e560_o.jpg

39015378600_0db0e9d14f_o.jpg

39930945365_c0b8a90cae_o.jpg

25954109837_7e0d0a497d_o.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Top